Khác biệt văn hóa Nhật Việt |
Dưới đây là một vài nét văn hóa Nhật Bản được tác giả bài viết khéo léo so sánh trong cùng ngữ cảnh ở Việt Nam.
1. こんにちは (konnichiwa):
Với tiếng Việt, bạn có thể dùng “xin chào”, “em chào thầy”, “cháu chào bác”, “con chào ba” cho mọi lúc, mọi nơi. Nhưng với tiếng Nhật, tùy theo thời điểm mà từ chào hỏi khác nhau. (Điều này giống với tiếng Anh).
Ở Việt Nam, khi tôi gặp đồng nghiệp người Nhật, hoặc sinh viên có giờ học với giáo viên người Nhật, đều dùng こんにちは [konnichiwa] cũng là chuyện đương nhiên. Chỉ có điều với người thân trong gia đình thường họ lại không dùng câu chào này.
Dù được gọi là họ hàng thân thích, nhưng nếu là con riêng của chồng (hoặc vợ), cha mẹ chồng (hoặc vợ) thì こんにちは [konnichiwa] vẫn được dùng để chào hỏi nhau.
Ngoài ra, nếu là ruột thịt nhưng sống cách xa, cha mẹ, anh em lúc thăm nhau vẫn chào こんにちは [konnichiwa].
Cũng có trường hợp ngoại lệ: cha mẹ ly dị, con cái sống xa tình cảm của cha, lâu ngày gặp lại cha con chào nhau こんにちは [konnichiwa] như chào với người ngoài.
Vậy thường khi ra đường, anh em tình cờ gặp nhau thì chào hỏi nhau như thế nào? Đương nhiên tùy người mà cách chào khác nhau, nhưng cách biểu hiện thông thường là: あら [ara] (Ủa!) hay どうしたの [doushitano] (Sao vậy?).
Với bạn bè hay cha con, おはよう [ohayou] (chào buổi sáng) hay おやすみ [oyasumi] (chúc ngủ ngon) vẫn được dùng chào nhau. Riêng こんばんは [kombanwa] (chào buổi tối) cũng giống như こんにちは [konnichiwa] trong tiếng Nhật giao tiếp được giới hạn ngầm cho mối quan hệ cha con.
2. ありがとう [arigatou] (Cám ơn):
Một du học sinh nước ngoài đến nhà người Nhật chơi, khi được mời dùng trà đã nói: ありがとう [arigatou]. Có điều gì đó đã làm cho bà chủ nhà cảm thấy du học sinh này hơi thất lễ.
ありがとう [arigatou] quả là lời nói biểu lộ lòng cảm tạ. Khi cho trẻ con quà bánh và được chúng đáp lại bằng lời cảm ơn ありがとう [arigatou] là chuyện thường tình. Nhưng trường hợp sinh viên này dùng ありがとう [arigatou] đã làm cho bà chủ nhà không hài lòng. Tại sao vậy?
Theo tài liệu 日本人のコミュニケーション [Nihonjin no komyunikeeshon] (Cách giao tiếp của người Nhật) thì lời cảm ơn ありがとう [arigatou] chỉ được phép sử dụng trong phạm vi sau đây:
a. Người lớn tuổi nói với người nhỏ hơn.
b. Thầy giáo nói với học trò.
c. Nếu là quan hệ nơi làm việc thì cấp trên với cấp dưới.
d. Bạn bè với nhau.
e. Trẻ con với người lớn.
b. Thầy giáo nói với học trò.
c. Nếu là quan hệ nơi làm việc thì cấp trên với cấp dưới.
d. Bạn bè với nhau.
e. Trẻ con với người lớn.
Như vậy, trường hợp của du học sinh kể trên phải dùng kính ngữ ありがとうございます [arigatou gozaimasu] (Dạ xin cảm ơn) mới được cho là lễ phép.
Vì biết được phạm vi cho phép sử dụng ありがとう [arigatou] nên khi nói ra, người ta có thể đoán được người nghe có quan hệ như thế nào với người nói. Và điều này rất cần thiết trong xã hội sử dụng tiếng Nhật, một xã hội có cấu thành trên dưới theo chiều dọc.
Đương nhiên, nếu thêm phần kính ngữ ございます [gozaimasu] hay ございました [gozaimashita] sau ありがとう [arigatou] cũng không làm hỏng luật lệ này.
3. いらっしゃいませ [irasshaimase]:
Khi bước vào một nhà hàng Nhật, một sinh viên Trung Quốc đã ngạc nhiên và lúng túng khi nghe lời mời chào lớn tiếng いらっしゃいませ [irasshaimase] mà không biết phải trả lời sao cho phải. Điều này đối với người Nhật chẳng là vấn đề gì cả, vì đối với họ, đó là chuyện đương nhiên.
Rồi khi bước ra khỏi nhà hàng lại có tiếng cám ơn rõ lớn từ sau lưng ありがとうございました [arigatou gozaimashita]. Nghe vậy, người sinh viên đó quay lại và đáp どういたしまして [douitashimashite]. Chính nghĩa của lời nói “Không có chi” này đã làm cho nhân viên nhà hàng vừa nói lời cảm ơn đó đứng ngây ra...
Trên thực tế, khách Nhật khi nghe lời cảm ơn đó không đáp lại bằng どういたしまして [douitashimashite].
4. どういたしまして [douitashimashite]:
Ở siêu thị Việt Nam, sau khi trả tiền, có nhiều khách hàng nói lời cảm ơn với nhân viên thu ngân. Nhưng nếu ở Nhật thì điều đó sẽ bị cho là rất mất tự nhiên. Bởi lẽ, trong xã hội Nhật Bản, quan niệm “khách hàng là thượng đế” đến nay vẫn còn được giữ vững.
Ở các cửa hàng Nhật, bạn sẽ thường nghe lời tiễn khách sau:
店員 [ten in] (nhân viên):
ありがとうございました [arigatou gozaimashita].
客 [kyaku] (khách hàng):
無言 [mugon] (không nói gì),
無視 [mushi] (làm lơ),
hoặc nói どうも [doumo] thay cho lời cảm ơn đầy đủ,
hoặc khách chỉ mỉm cười là đủ!
ありがとうございました [arigatou gozaimashita].
客 [kyaku] (khách hàng):
無言 [mugon] (không nói gì),
無視 [mushi] (làm lơ),
hoặc nói どうも [doumo] thay cho lời cảm ơn đầy đủ,
hoặc khách chỉ mỉm cười là đủ!
5. Đại từ nhân xưng ngôi thứ II あなた [anata]:
Một du học sinh được thầy giáo chủ nhiệm giới thiệu với thầy hiệu trưởng. Đang khi nói chuyện vui vẻ, người sinh viên đó đã hỏi thầy: あなたはどんな音楽が好きですか。[anata wa donna ongaku ga sukidesuka?] (“Bạn” thích loại nhạc nào?) thì trong phút chốc không khí bỗng nặng đi, có cái gì đó trong câu hỏi đã làm thầy cảm thấy khó chịu...
Trong xã hội Nhật, từ nhân xưng ngôi thứ II được cho là rất khó sử dụng, thậm chí người Nhật với nhau hầu như cũng không có cơ hội để dùng あなた [anata]. Hẳn nhiên, tránh dùng あなた [anata] là an toàn nhất.
Vậy thì lúc nào, ai nói với ai mới dùng ngôi thứ hai này? Cách biểu hiện này bộc lộ rõ nét cơ cấu ngôn ngữ phân biệt trên dưới trong xã hội Nhật. Cũng như ありがとう [arigatou], あなた [anata] không được dùng cho người lớn tuổi hơn mình, cấp trên hay bậc đàn anh.
Tuy nhiên, trong cơn phẫn nộ, bực tức, đôi khi người Nhật cũng lớn tiếng nói với vợ hay với bạn あなた! [anata] hoặc きみ! [kimi] (cậu, mày).
Một người bạn Nhật của tôi, biết rõ thời gian tôi đến Nhật mà sau hơn 2 tháng mới liên lạc được với tôi. Trong e-mail đầu tiên gửi cho tôi, có một đoạn chị đã viết 私もずっとあなたのことが気になっていました [Watashi mo zutto anata no koto ga ki ni natteimashita.] (Tôi cũng đã luôn lo lắng về chị). Khi hỏi cách dùng あなた [anata] trong trường hợp này, tôi đã được giáo viên người Nhật giải thích là: dù là bạn thân nhưng người nói mang cương vị lớn hơn nên tỏ thái độ bậc đàn chị qua cách dùng あなた [anata].
Một điều lạ là từ あなた [anata] lại thường được in trong sách tiếng Nhật dành cho người nước ngoài. Điều này được cho là buộc phải làm. Bởi lẽ nếu không có chủ ngữ thì người nước ngoài học tiếng Nhật thường không thể đặt thành câu văn. Để tránh dùng ngôi thứ hai này, trong quá trình giảng dạy, giáo viên sẽ lưu ý cho người học.
Thực tế khi người Nhật nói chuyện với nhau, hầu như họ không dùng あなた [anata]. Đó cũng là lý do học sinh cấp II của Nhật khi học tiếng Anh cảm thấy ngường ngượng khi sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ hai “you”.
(sưu tầm)
Out Of Topic Show Konversi Kode Hide Konversi Kode Show Emoticon Hide Emoticon